Theo nghiên cứu thì có đến 90{9e76499713cfc2c9f432ac79b85c3828c94b731c0219670b4095862e1a17c282} trẻ em gặp phải tình trạng sâu răng. Tình trạng này trở thành vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sâu răng ở trẻ để biết cách phòng tránh và bảo vệ hàm răng cho bé yêu.
Bệnh sâu răng ở trẻ là gì?
Bệnh sâu răng ở trẻ là tình trạng bề mặt răng bị tổn thương do sự tác động của thức ăn và vi khuẩn trên răng. Do thói quen ăn uống và vệ sinh nên nhiều trẻ gặp phải tình trạng này. Những vùng có điều kiện sống thấp như miền núi, nông thôn… thì tỉ lệ này cao hơn do các bậc cha mẹ không thực sự quan tâm đến sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Bệnh sâu răng ở trẻ tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm thì vùng tổn thương trên bề mặt răng ngày càng lớn. Khi ấy sẽ khiến trẻ đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến ăn uống và tiêu hóa. Ngoài ra, sâu răng nặng có thể khiến mất răng, hỏng răng.
Nguyên nhân bệnh sâu răng ở trẻ
– Theo nghiên cứu, nhiều trẻ em trong giai đoạn mọc răng không được cung cấp đủ canxi hoặc thời kỳ mang thai mẹ không cung cấp đủ canxi cho bé khiến men răng không tốt, xuất hiện trên răng nhiều lỗ hỏng do thiếu khuyết canxi.
– Các bé có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, uống sữa và không vệ sinh ngay khiến các thức ăn bám lên răng, tác động với vi khuẩn tạo thành axit ăn mòn men răng gây ra những tổn thương trên răng.
– Các bé có nhiều mảng bám răng tạo điều kiện vi khuẩn cư trú và hoạt động tạo ra các tổn thương trên bề mặt răng.
– Nhiều mẹ chủ quan không vệ sinh răng miệng cho các bé dưới 6 tháng hoặc đang thời kỳ mọc răng. Đây cũng là lí do khiến tình trạng sâu răng của bé có tỉ lệ nhiều hơn.
Biểu hiện bệnh sâu răng ở trẻ
Bệnh sâu răng ở trẻ nói riêng và bệnh sâu răng nói chung có biểu hiện theo từng giai đoạn. Thông thường các mẹ chỉ có thể phát hiện khi trẻ đã ở giai đoạn cuối, nặng nề nhất.
Sâu răng giai đoạn 1: Lúc này, bệnh sâu răng bắt đầu hình thành và biểu hiện không cụ thể. Thậm chí trẻ chưa hề cảm thấy đau buốt khi ăn uống nên khó phát hiện. Bệnh chỉ được phát hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao.
Sâu răng giai đoạn 2: Bắt đầu hình thành các tổn thương trên răng tạo thành các chấm trắng nhỏ. Vì trẻ ít cho mẹ quan sát răng, chấm trắng lại không rõ rệt nên việc phát hiện bệnh cũng chưa dễ dàng. Lúc này, trẻ có thể có cảm giác khó chịu khi ăn uống nhưng chưa rõ ràng.
Sâu răng giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối của sâu răng nên các biểu hiện dễ nhận biết hơn. Lúc này, các bé xuất hiện các vết đen trên răng. Thông thường sâu răng sẽ xảy ra nhiều ở trên hàm trên, tại răng hàm và kẽ răng cửa. Ngoài ra, trẻ bắt đầu đau đớn, khó chịu khi ăn nhai, thậm chí không thể ăn uống bình thường.
Phòng tránh và điều trị bệnh sâu răng ở trẻ
Để phòng tránh bệnh sâu răng, các cha mẹ cần chú ý như sau:
– Cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
– Súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn.
– Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn nhiều mảng bám.
– Cho bé khám răng định kỳ để phát hiện tình trạng sâu răng mới nhất.
Trong trường hợp bé đã bị sâu răng thì cần điều trị tại các phòng khám nha khoa. Tùy vào tình trạng mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Có thể chỉ cần hàn răng nhưng cũng có thể phải tiến hành điều trị tủy.